Hế lô a ji nô mô tô anh em 😎
Mình nghe nhiều người nói lương của Business Analyst mặt bằng trung khá là cao. Nào là vì nghề hot, ngành mới nổi ở Việt Nam, ít người làm, abc, xyz.
Tuy nhiên thực tế có phải vậy hay không thì note này mình sẽ chia sẻ những gì mình biết và nghe ngóng được :3
Đầu tiên thì BA không chỉ là nghề có ở Việt Nam, mà có trên toàn thế giới. Do đó mình sẽ nói rộng hơn ra về lương của Business Analyst trên thế giới như thế nào, để anh em có cái nhìn toàn diện.
1. Lương của Business Analyst nước ngoài
Để cho dễ thì mình sẽ lên trang Glassdoor để đo trước mức lương của BA xem thử.
Sau khi mình gõ từ khóa IT Business Analyst, location gõ United State thì nó tự ra Washington State. Anh em thấy thì lương trung bình ở bển là 76,549 $ một năm, tức 6,379 $/ tháng. Tương ứng với 146,000,000 đ/ tháng.
Ở nước người ta, ngành này đã phát triển lâu đời, lao động trình độ cao, mức sống cao. Nên con số 76,549 $/ năm cũng là điều bình thường.
Tiếp theo mình sẽ nhảy qua bên Singapore xem thử thế nào.
Trung bình ở Mỹ là 76,549 $/ năm, thì ở Singapore là 60,500 $/ năm. Cỡ 115 chai một tháng.
Hồi 2017, tạp chí BALENS của IIBA có publish một bài khảo sát về mức lương của BA. Bài khảo sát này hỏi hơn 5,200 anh em BA từ 109 nước trên toàn thế giới. Kết quả khảo sát có 1 số điểm nổi bật sau, anh em đọc mất hồn chơi.
- Trung bình thì chị em phụ nữ có thu nhập cao hơn nam giới. Cụ thể, nữ 1 năm kiếm được 78,980 $, còn nam thì chỉ kiếm được… 75,410 $. Chênh lệch cỡ 5%.
- Anh em nào có bằng cấp thì kiếm được nhiều tiền hơn khoảng 11% anh em nào không có. Cụ thể top 5 ông có nhiều bằng cấp nhất được khảo sát có mức lương trung bình là 85,804 $/ năm. Cái này mình thấy không đúng lắm ở Việt Nam. Tương lai thì chưa biết sao, nhưng hiện tại thì mình nghĩ làm với khách hàng Việt Nam cũng chưa chắc cần đâu.
- Cứ thêm 1 năm kinh nghiệm, thì lương tăng trung bình 2,096 $/ năm. Có thêm bằng thạc sĩ thì tăng thêm 2,566 $/ năm.
OK, trên là một số thông tin từ Glassdoor và IIBA. Anh em cùng chuyển qua 1 blog khác về BA rất nổi tiếng là Bridging-the-gap xem sao.
Trang này thì nói đến một con số khác, có vẻ… cao hơn nhiều 2 con số trên.
Năm 2017 ở Mỹ người ta khảo sát được lương BA trung bình là 94,881 $/ năm. Năm 2013 là 91,512 $/ năm và 2010 là 82,493 $/ năm.
Ngoài ra, anh em có thể lên trang Payscale để đo thử mức lương của Business Analyst ở các nước là bao nhiêu. Trang này thì kết quả hơi rộng, và nó còn bonus thêm cho anh em các thước đo cụ thể theo: số năm kinh nghiệm, level mới nhập môn hay có kinh nghiệm rồi, công ty lớn hay nhỏ, vâng vâng và mây mây.
Nói chung Payscale cũng có mấy cái hay hay, anh em lên đó vọc thử.
Okay, vậy trung bình ở nước ngoài, lương của Business Analyst dao động từ 100,000,000đ đến 150,000,000đ/ tháng.
Còn ở Việt Nam thì sao?
2. Lương của Business Analyst Việt Nam
Mình lại tiếp tục lên một trang khác về khảo sát lương để xem, nhưng trang này là của Việt Nam. Mình sẽ lên Vietnam Salary Careerbuilder để xem.
Như anh em thấy thì 16,400,000đ là lương trung bình hàng tháng của BA ở Sài Gòn. Thực tế thì khoản này phụ thuộc nhiều vào công ty và từng giai đoạn khác nhau.
16 củ là mức trung bình, giữa mức thấp nhất 6,000,000 đ/ tháng và mức cao nhất 33,800,000 đ/ tháng.
Hoặc ngó qua trang SalaryExplorer.com, anh em sẽ thấy lương trung bình của BA là: 17,620,000 đ/ tháng. Cũng same same với số liệu trên CareerBuilder.
Ngoài ra, trang này còn một số thông tin thú vị như.
Số liệu trên nói như thế này: ở Việt Nam, cứ 100 người làm IT BA, thì:
- Có khoảng 50 người lương dưới 17,5 triệu/ tháng.
- Có 25 người lương từ 17,5 – 21,5 triệu/ tháng.
- Và chỉ có khoảng 25 người lương trên 21,5 triệu/ tháng.
Nếu xét về số năm kinh nghiệm thì:
Ngoài số năm kinh nghiệm, anh em có thể dựa vào số % tỉ lệ tăng lương (màu xanh) để ước tính lương mới, dựa trên mức lương cũ.
Còn nếu xét về giới tính thì sao?
Bên cạnh đó, anh em cũng cần chú ý đến số giờ công trung bình của BA tại Việt Nam, nó rơi vào khoảng:
Đây là con số trung bình. Anh em cứ lấy mức thu nhập hàng tháng của mình (NET) chia cho 8 (số giờ/ ngày làm việc), chia cho 5 (số ngày làm việc/ tuần) và chia cho 4 (số tuần làm việc/ tháng) là ra.
Ví dụ lương tháng 18tr, một tuần làm 5 ngày, mỗi ngày làm 8 tiếng thì: Hourly Wage = 18,000,000đ : 8 : 5 : 4 = 112,500đ
Nếu có dự án tính theo man-hours, anh em sẽ cần biết giá 1 tiếng của mình là bao nhiêu, để estimate cho khách hàng. Nên anh em cũng cần quan tâm đến con số Hourly Wage này nhé.
.
.
.
Lâu lâu anh em sẽ thấy mấy tin tuyển dụng lương toàn chục triệu. Nhưng luôn kèm theo câu: tùy kinh nghiệm và domain knowledge.
Tuy nhiên, số liệu về lương của BA tại Việt Nam của Vietnam Salary và SalaryExplorer chỉ mang tính tham khảo.
Vì theo báo cáo gốc mình tìm hiểu, tác giả không đề cập đến dữ liệu mẫu, cũng như cách tiến hành khảo sát để ra được báo cáo này. Nên anh em cân nhắc khi sử dụng nhé.
Mình thấy nhiều người hay nói: BA lương cao thế này thế nọ, thế lọ thế chai.
Thoạt đầu nghe tưởng nói điêu, nhưng thực tế thì là nói điêu thật anh em nhé. Bi ây bi a gì thì lương lậu cũng như các ngành nghề khác thôi.
Anh em làm tốt thì lương khá. Làm ẩu, làm tệ thì lương thấp, cũng như bao ngành nghề khác. Mấy số liệu trên mình để giải trí là chính anh em nhá.
(Mẹo vặt cuộc sống: Top 5 “tiệt chiêu” để trở nên tồi tệ hơn của một BA)
Tuy vậy, “lương cao – lương thấp” là một khái niệm “tùy” rất nhiều. Tùy vào mỗi người, tùy hoàn cảnh, tùy giai đoạn và tùy thời điểm của anh em như thế nào.
Đối với anh em mới ra trường thì cần chuẩn bị trước một vài kinh nghiệm và có tố chất là easy 10 củ một tháng 😎 Nên cứ tự tin nhé.
Để chuẩn bị cho tốt thì anh em cứ đi gom hết JD tuyển dụng của mấy job BA. Ngồi xem thử mình đạt bao nhiêu % trong đó.
Có requirement nào mình chưa đạt, hoặc không tự tin không. Cái nào chưa ổn thì ráng ngồi luyện, chuẩn bị thêm. Kỹ năng nào chưa có thì ráng build dần dần. Mai mốt đi phỏng vấn tự tin hơn.
Nói chung là va chạm càng sớm càng tốt. Mai mốt còn có cái chém, mà còn hi vọng được lương cao. Ngành nào cũng vậy thôi, chịu khó mới được 🙂
3. Lương Business Analyst và Developer
Ngành IT thì có nhiều vị trí: từ Developer, BA, QA, QC, đến PM… Cái topic “BA lương cao” là muôn thuở. Nhưng mình thấy cái này lại rất là TÙY, tùy… tùy… và tùy…
Tùy vào từng giai đoạn, tùy vào giá trị mà anh em mang lại, tùy vào thị trường, tùy vào deal lương, tuỳ vào sếp, blô bla… sẽ có rất nhiều tham số tác động vào chuyện này.
Một anh BA mới ra trường với một anh Dev mới ra trường chưa chắc lương anh BA đã cao hơn.
Mặt khác, lương Dev mới ra trường cao là… chuyện bình thường. Cao hơn mặt bằng chung các ngành khác, và cao hơn các job như BA, QC, QA là điều bình thường.
Giá trị của BA nằm ở chuyện tích lũy kinh nghiệm nhiều. Bên cạnh đó, việc tự học, tự improve lên cũng rất quan trọng. Nhưng cái thấy rõ ràng và được áp dụng rõ nhất vẫn là kinh nghiệm và cách xử lý trong dự án.
Còn Dev thì thuần về chuyên môn, về luyện tập. Code sạch, code đẹp đến từ việc tự học hỏi, tự nghiên cứu và tự luyện tập nhiều hơn (dĩ nhiên là cũng có đến từ dự án).
Chắc chắn học từ dự án vẫn rất good. Nhưng xét ở góc độ mới ra trường thì cái gì tự mình chủ động học được, luyện được vẫn có đất diễn hơn những cái mình phải chờ dự án mới kinh qua được, mới từng trải được.
BA giai đoạn đầu có thể lương thấp hơn Dev. Nhưng qua giai đoạn nếu tích lũy được domain knowledge, kinh nghiệm xử lý tình huống hay góc nhìn về business đậm nét hơn thì chắc chắn thu nhập sẽ khá lên rất nhanh.
Ai cũng vậy, nghề nào cũng vậy. Cái quan trọng mình nghĩ là anh em cần nhận diện được cái gì cần cho nghề của mình. Cái gì giúp mình leo lên nhanh, giúp mình improve nhanh và đi đúng hướng thì cứ quất thôi.
4. Kiếm thêm
4.1. Freelancer ở Việt Nam
Đối với anh em developer thì đây rõ ràng là 1 nguồn thu nhập cực tốt khác ngoài việc làm công 8 tiếng/ ngày, từ làm website, thiết kế, đến các dự án outsourcing phần mềm.
Quay lại với BA thì câu hỏi đặt ra là: Business Analyst có làm Freelancer được không?
Câu trả lời là có, nhưng chủ yếu ở nước ngoài. Việt Nam thì không phổ biến bằng.
Một phần có thể vì trình độ BA họ cao hơn mình. Họ làm việc rõ ràng, ra ngô ra khoai, chứ không phải làm việc thiếu trách nhiệm như mình hay gặp.
Có như vậy, họ mới có thể tự tin nhận các task liên quan làm thêm được. Và khi đó khách hàng cũng mới có thể tự tin giao dự án cho BA làm theo dạng freelancer được.
Còn Việt Nam mình làm theo team, meeting hằng ngày mà còn nảy sinh một rổ vấn đề, huống chi độc lập tác chiến.
Tuy không phải cứ làm freelancer là làm một mình, vẫn có team đàng hoàng bài bản, vì BA thì không ai làm một mình một ngựa hết. Nhưng nhìn chung thì điều kiện gặp mặt trực tiếp hoặc trao đổi với khách hàng sẽ bị hạn chế hơn rất nhiều.
Một số task có thể làm freelancer dành cho BA như:
- Tài liệu hóa (mô hình hóa) requirements.
- Requirements Analysis/ Fit-gap analysis.
- Configure hệ thống (cho anh em nào làm triển khai).
- Viết các tài liệu đặc tả, test cases.
- …
- Hoặc may mắn hơn, có team làm nguyên 1 dự án xuyên suốt từ đầu chí cuối.
Anh em có thể lên mấy trang như: fiverr.com, upwork.com hay freelancer.com để tìm những job như vậy.
Tuy nhiên, có một nguồn cực tốt để tìm job freelancer cho BA, nằm gói gọn ở 2 chữ: QUAN HỆ 🙂
Có quan hệ tốt, network tốt, anh em sẽ dễ dàng được giới thiệu 1 vài job làm thêm, kiếm cơm đỡ đói qua ngày :v
Về lương lậu chi phí thì anh em có thể lên upwork.com >> tạo 1 tài khoản >> đăng ký làm Client >> dạo một vòng tìm kiếm, tham khảo mức hourly wage của các BA trên này.
Nhìn chung mức giá nó cũng vô chừng lắm. Anh em cứ tham khảo kỹ nhiều nguồn trước khi offer nhé.
4.2. Freelancer ở nước ngoài
Bên nước ngoài mình thấy BA làm freelancer thường không làm mấy cái này. Mà hơi ngược lại.
Business Analyst đúng nghĩa là Business Analyst. Không nằm hạn hẹp trong bối cảnh IT mà rộng hơn là đi tư vấn, giải quyết các issue của doanh nghiệp bằng kinh nghiệm tích lũy được trong bao năm chinh chiến qua các dự án, các công ty và các domain khác nhau.
Thường thì đây là các bác đã có quá nhiều năm chiến đấu. Kinh nghiệm đầy mình. Thường họ sẽ thiên về tư vấn cấp cao hơn là đi detail về requirement như BA vẫn hay làm. Đó là khi họ đã đạt đến level cao nhất của BA, là trở thành một Consultant! Một Business Consultant thực thụ.
4.3. Huê hồng/ bonus theo dự án
Nói về lương thưởng thì job nào, công ty nào cũng có đợt thưởng định kỳ hằng năm. Nên cái này mình không nói. Còn thưởng theo dự án thì tùy công ty. Công ty có, công ty không.
Có công ty đóng được dự án lớn, trích thưởng cho nhân viên là chuyện bình thường. Nên làm BA được thưởng theo huê hồng hợp đồng là có. Nhưng mình thấy có vẻ không phổ biến lắm.
4.4. Và 1 vài thứ khác
Ngoài ra anh em có thể làm social network như channel youtube, fanpage, instagram, chia sẻ những gì liên quan tới nghề. Rồi kiếm tiền quảng cáo các kiểu.
Ngoài ra vì đọc tài liệu tiếng Anh nhiều nên anh em nào đủ đô thì đi dịch tài liệu thuê, kiếm ly cà phê.
Hoặc là thiết kế web. Thiết kế flow, behavior của người dùng. Dựa vào requirement của khách hàng, anh em design các chỉ mục của web, mô tả các tính năng, process sao cho hợp lý, tối ưu nhất.
Đối với những anh em nào đang làm BA, mình cứ cố gắng ngồi ngẫm lại: hằng ngày mình lên công ty làm gì, tách cái đó ra làm thêm, luyện thêm, và trả lời câu hỏi: cái đó có giúp người khác được không, liệu có ai cần mình giúp về cái này hay không?
Tuy nhiên mình nghĩ nên kiếm cái nào mà có tương lai lâu dài thì hẳn làm. Chứ đi dịch tài liệu thuê nó mang tính giai đoạn thôi. Có thể lúc đó anh em muốn improve trình đọc, trình viết lên thì làm.
Nhưng tới 1 lúc có những cái khác nó quan trọng hơn thì thôi. Quan trọng nhất vẫn là công việc chính của mình, làm những gì xung quanh nó để đẩy nó phát triển lên thôi.
…
Okay, bài này cũng dài rồi mình sẽ kết thúc tại đây. Hi vọng những số liệu trong bài này sẽ giúp anh em hiểu rõ hơn về chuyện lương bổng trong nghề.
Chủ yếu bài này mình muốn hướng tới mức lương khởi điểm trong ngành.
Còn đối với các vị trí nhiều kinh nghiệm thì cứ lấy mức lương khởi điểm cộng thêm kinh nghiệm và chuyên môn vào thôi. Vì một khi đã có kinh nghiệm và chuyên môn vững thì sẽ có khá nhiều yếu tố tác động đến mức lương của mình.
Ai cũng vậy, ngành nào cũng vậy. Mới ra trường lương thấp là điều bình thường. Khá xíu thì lương ổn hơn. Còn xuất sắc, biết chuẩn bị trước kinh nghiệm, kiến thức thì lương 8 chữ số là trong tầm tay.
Anh em cứ cố gắng làm 2-3 năm, nếu giỏi thật sự, có năng lực thì lương sẽ lên nhanh thôi. Mà anh em nào muốn kiếm nhiều tiền, lương tháng khủng khủng thì qua ngành ABC, XYZ gì đó mà làm. Chứ làm BA mà vì tiền thì chắc không ổn đâu 😀
Thôi bye nhé. Hẹn gặp anh em ở những bài sau!!!
02/07/2019 at 11:34 sáng
Những chia sẻ của Thịnh khá hay, mình đang làm Data Analyst ở Kuala Lumpur, nhưng dạo gần đây đang muốn chuyển hướng qua BA, do tự học và tự tìm hiểu trên lý thuyết nên đang khá rối, những bài viết của Thịnh dễ hiểu và làm cho mình dễ tiếp cận hơn. Thanks!
04/07/2019 at 8:35 chiều
Cảm ơn bạn, có gì cần trao đổi cứ cmt nhé
05/07/2019 at 1:33 chiều
Chào bạn, mình inbox, bạn check dùm mình nhe. Tks b
15/09/2019 at 9:19 sáng
anh cho e hỏi là 1 công ty có cần nhiều vị trí BA k và sinh viên mới tốt nghiệp ít kinh nghiệm thì sẽ được nhận k. Anh cho e vài vd về những vị trí e có thể thực tập để sau anyf có thể lm 1 BA k ạ. E cảm ơn anh nhiều ạ
15/09/2019 at 7:34 chiều
Hi em, tuỳ loại cty đó là cty gì, tình hình hoạt động ra sao thì mới bk cần nhiều hay ít BA nhé em.
Tìm được việc hay k là do năng lực của em, ít kn thì vô chỗ yêu cầu ít kn, nhiều kn thì vô chỗ yêu cầu nhiều kn. Miễn mình chịu nghiên cứu, chuẩn bị trc những cái ngta yêu cầu thì ngta nhận mình vô làm thôi. Anh có viết 1 bài SV mới ra trường không kn sao làm BA, em xem tham khảo thêm nhé 🙂
15/09/2019 at 10:29 sáng
em đang tìm hiểu về nghề BA, anh advise em một vài group BA để join vào học hỏi được không ạ ?
15/09/2019 at 10:48 sáng
muốn làm nghề này thì khi học đh thì học ngành nào hả anh?
15/09/2019 at 6:30 chiều
Nghề này học ngành về IT hay Business gì cũng làm được hết nhé em. Còn đúng bài thì học hệ thống thông tin quản lý (management information system) 🙂
15/09/2019 at 3:55 chiều
Thanks anh. Bài viết khá hay! BA sẽ trưởng thành qua bao kinh nghiệm xương máu và cả nước mắt nữa, bao nhiêu lần em bị sếp chửi up chửi down mới khôn ra được. Quan trọng là chúng ta có lòng yêu nghề, có trách nhiệm, sẵn sàng học hỏi và có cầu tiến.
15/09/2019 at 4:45 chiều
a ơi cho e hỏi nhìn chung thì một công ty công nghệ hoặc một cty tài chính thì vị trí BA thường là bn người v ạ
18/09/2019 at 7:12 sáng
Cái này em gg thêm chứ a k bk r
19/09/2019 at 4:32 chiều
a ơi v cho e hỏi muốn làm nghề này thì học ngành htttql của uit hay uel hay học cntt của sư phạm kĩ thuật oke hơn ạ
09/09/2020 at 5:56 chiều
Anh ơi em hiện năm cuối FTU và đang loay hoay không biết làm gì và mới tìm hiểu về BA. Em có được một anh bóc tách định nghĩa là BA có 2 dạng: IT BA và Functional BA. Vậy anh Thịnh đang làm là IT BA và nó khác biệt hẳn so với Funtional BA đúng không ạ
15/09/2020 at 9:20 chiều
Hi Linh, về cơ bản thì công việc của BA cũng đi theo vòng tròn tuần tự. Từ xác đinh Biz Objective -> làm việc với các Stakeholders -> tìm ra Solutions -> rồi triển khai sao cho phù hợp và hiệu quả.
IT BA cơ bản là hiện thực hóa chuỗi công việc này dựa trên giải pháp công nghệ. Còn người làm công việc BA nói chung sẽ làm chuỗi công việc này dựa trên mọi thứ họ có, dưới bất kỳ vị trí, hay vai trò nào.
Em xem tham khảo thêm bài notes này nhé: https://thinhnotes.com/chuyen-nghe-ba/business-analyst-la-gi-va-lam-nhung-gi/
18/03/2022 at 1:08 chiều
Bài viết của anh thú vị và dễ hiểu quá. Em rất muốn có thể chia sẻ một số điều từ bài viết của anh tới cộng đồng học sinh sinh viên hiện tại có hứng thú muốn tìm hiểu về ngành BA để nhiều bạn biết tới ngành này hơn. Em cảm ơn ạ! ^^
24/07/2023 at 5:00 chiều
Mình làm bên ngành Ngân hàng/chứng khoán đã 7 năm, (mảng DVKH) cũng có biết qua về test core chứng khoán. Giờ mình đang muốn chuyển sang làm BA nhưng không biết độ tuổi 30 còn theo nổi không? Việc học BA sẽ mất thời gian bao lâu để có đủ kĩ năng tổng quát của nghề. Tks bạn